Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

lương y gia truyền nguyễn vân trường

VIÊM MÀO TINH HOÀN

(Tử Ung, Acute Epididymitis)

Viêm mào tinh hoàn, đông y gọi là Tử Ung. Theo Đông y, tinh hoàn được coi là Thận Tử, vì vậy viêm tinh hoàn được gọi là Tử Ung.
Sách ‘Ngoại Khoa Chứng Trị Toàn Sinh Tập’ viết: “Thận tử (tinh hoàn) phát đau, xệ xuống không thể nâng lên, bên ngoài thấy đỏ, gọi là Tử Ung”.
Được chia làm hai loại là Cấp tính và Mạn tính. Cả hai loại đều có đặc tính là tinh hoàn hoặc phó tinh hoàn sưng đau.
Cấp tính: tinh hoàn sưng to nóng đỏ đau kèm theo triệu chứng nóng lạnh toàn thân.
Loại mạn tính thường do cấp tính chuyển sang hoặc do Tiền liệt tuyến viêm mạn, Túi tinh viêm mạn, biểu hiện bằng tinh hoàn sưng cứng hơi đau hoặc hơi căng tức, đau ê ẩm.
Viêm mào tinh hoàn thường do nhiễm khuẩn từ bàng quang hay niệu quản lan xuống ống dẫn tinh gây viêm trên nửa bìu tinh hoàn. Viêm có thể lan tới tinh hoàn gây viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn (Epididymo - Orchitis).
Tử Ung cấp tính theo YHHĐ tương đương với chứng Viêm mào tinh hoàn cấp, hoặc Viêm mào tinh hoàn có mủ, Viêm mào tinh hoàn do quai bị. Tử ung mạn tính tương đương với Phó tinh hoàn viêm mạn, Phó tinh hoàn viêm dạng Lâm chứng.

Nguyên Nhân

Tiền âm là nơi hội tụ của tông cân, kinh Thái âm và Dương minh. Đường kinh Can vận hành qua hội âm, tinh hoàn thuộc Thận. Vì vậy Tử ung liên hệ đến Can và Thận.
+ Cảm Phải Hàn Thấp: Do điều kiện vệ sinh, cảm phải hàn thấp, hàn tà xâm nhập vào vùng âm bộ, ngưng kết lại làm cho khí huyết không thông được. Thấp trọc ứ trệ ở kinh lạc, khí không thông được, hàn thấp xâm nhập vào kinh Can làm cho khí huyết ở kinh Can bị ngưng trệ, mà Can chủ gân cơ vùng bộ phận sinh dục, vì vậy tinh hoàn bị sưng, đau.
+ Thấp Nhiệt Hạ Chú: do ngoại cảm lục dâm, ngồi nằm lâu ngày nơi ẩm thấp, hoặc ăn nhiều chất cay nóng, xào rán đều sinh thấp nhiệt uất kết. Hoặc tình chí uất kết sinh ra thấp nhiệt uất kết tại bàng quang, bìu dái lâu ngày hóa hỏa, hóa mủ. Hoặc trước đó bị viêm quai bị, tà độc nhập vào kinh Đởm, truyền sang kinh Can, uất kết ở bìu dái gây nên bệnh. Hoặc có khi do giao hợp nhiễm phải trọc độc, trọc độc truyền nhiễm vào, uất trệ lại, hoá thành hoả hoặc mủ, nung nấu gây ra mủ, lở loét, theo tinh đạo truyền truyền vào tinh hoàn, phó tinh hoàn gây nên bệnh.
+ Nhiệt Uất Ở Can Kinh: Tình chí uất ức hoặc do tức giận, ưu tư làm cho Can khí bị tổn thương, Can mất chức năng sơ tiết, khí bị uất lại hoá thành nhiệt, uất kết ở Can kinh hoặc do ngoại cảm phong nhiệt xâm nhập vào kinh Can khiến cho Can mất chức năng sơ tiết, nhiệt uất kết gây nên chứng Tử ung.
+ Té Ngã gây tổn thương mào tinh hoàn, bìu dái, huyết bị ứ, thấp nhiệt tà độc thừa cơ dồn xuống, thấp nhiệt và ứ độc kết hợp gây nên bệnh hoặc do nhiễm phải độc tà (vi khuẩn) gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Thường gặp hai thể bệnh viêm mào tinh hoàn:
+ Viêm Mào Tinh Hoàn Cấp: phát bệnh đột ngột, mào tinh hoàn sưng đau sốt, kèm theo triệu chứng toàn thân phát sốt cao, sợ lạnh, phần viêm có thể lan đến tinh hệ (tử hệ) làm cho tinh hệ to lên và đau; lan tới âm nang thì da bìu dái sưng nóng đỏ đau. Đau có thể khu trú hoặc theo ống dẫn tinh xuyên lên háng, trực tràng và bụng dưới. Có thể biến chứng tràn dịch tinh mạc (hydrocele). Trường hợp làm mủ thì da bóng mềm, trường hợp vỡ mủ thì tại chỗ giảm đau và triệu chứng toàn thân nhẹ, miệng liền da và khỏi.
+ Viêm Mào Tinh Hoàn Mạn Tính: Phần lớn do viêm mào tinh hoàn cấp kéo dài, hoặc do nhiễm khuẩn nhẹ gây ra. Triệu chứng lâm sàng khác nhau. Có thể không đau,
đau tức nhẹ, hoặc phần đuôi mào tinh hoàn sưng cứng nhẹ.
Cũng có khi cấp diễn, mào tinh hoàn sưng đau kèm theo triệu chứng toàn thân. Trường hợp do chấn thương, lúc đầu cũng đau cấp tính nhưng triệu chứng toàn thân không rõ, sau lại nhiễm khuẩn thứ phát mới có sưng nóng đỏ đau và phát sốt.

Chẩn Đoán

1. Viêm Tinh Hoàn Do Biến Chứng Quai Bị: thường phát bệnh sau khi bị bệnh quai bị, tinh hoàn sưng đau, da bìu dái đỏ sau 7-14 ngày hết không làm mủ chỉ để lại di chứng teo tinh hoàn.
2. Chứng Sa Ruột Nghẽn: có triệu chứng bìu dái sưng đau nhưng có tiền sử sa ruột (thoát vị bẹn), không có triệu chứng nhiễm khuẩn cấp.
3. Chứng Lao Mào Tinh Hoàn: YHCT gọi là chứng Tử Đờm, có triệu chứng bắt đầu mào tinh hoàn cứng, bìu dái không sưng không đỏ, lúc vỡ mủ, nước mủ chảy trong, loãng có chất vữa rất dễ phân biệt.

Biện Chứng Luận Trị

+ Thể Cấp Tính: tinh hoàn sưng đau, ấn đau nhiều, bìu dái sưng nóng đỏ, da căng bóng, sốt, sợ lạnh, miệng khát, buồn nôn, đau đầu, tiểu ít, tiểu buốt, bụng dưới đau, rêu lưỡi vàng dày, mạch Huyền Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu sưng. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1- Thấp Nhiệt Hạ Chú: Đa số gặp ở thanh niên. Dịch hoàn sưng to, đau, da vùng bìu dái sưng nóng đỏ, bụng dưới đau, kèm sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác.
Điều trị: Thanh tả thấp nhiệt ở kinh Can. Dùng bài Long Đởm Tả Can Thang gia giảm (Long đởm thảo, Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Trạch tả, Quất hạch, Ngưu tất đều 10g, Xích thược 15g, Tử hoa địa đinh 20g, Bản lam căn, Kim ngân hoa đều 30g, Mộc thông 6g. Sắc uống).
Đau nhiều thêm Diên hồ sách, Kim linh tử, Tiểu hồi. Sốt cao không hạ, tăng Sài hồ và Hoàng cầm lên đều 5g, thêm Liên kiều 15g. táo bón thêm Đại hoàng 10g (cho vào sau)
Chưa làm mủ, thêm Thấu Nùng Tán.
2- Uẩn Độc Hạ Chú: Thường gặp ở trẻ nhỏ. Thường do biến chứng của Quai bị. Dịch hoàn sưng to, đau, kèm sợ lạnh, sốt, không hoá thành mủ, lưỡi vàng, mạch Sá.
Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm hợp với Kim Linh Tử Tán gia giảm.
3- Hàn Thấp Ngưng Trệ: Dịch hoàn sưng to, cứng, đau không chịu được, vùng bìu dái lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Huyền.
Điều trị: Ôn noãn Can Thận, thông dương, tán kết. Dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hợp với Ngô Thù Du Sinh Khương Thang gia vị: Quế chi, Bạch thược, Tế tân, Đại táo, Ngô thù du, Sinh khương, Mộc thông, Sài hồ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất.
(Đây là bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hợp với Ngô Thù Du Sinh Khương Thang thêm Sài hồ, Chỉ xác, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất. Trong bài dùng Quế Chi Thang, Tế tân, Ngô thù du để ôn noãn Can Thận; Sài hồ, Chỉ xác thư Can, lý khí; Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết, dưỡng huyết; Mộc thông lợi thấp; Ngưu tất dẫn thuốc xuống dưới) (Trung Y Cương Mục).
4- Can Lạc Không Điều Hoà: Dịch hoàn sưng to, đau, xệ xuống, trở nên cứng, lâu ngày không khỏi, mầu da vùng bệnh sạm tối, trở nên có mủ, vỡ, chảy mủ trắng đục, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Huyền Tế.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hoạt huyết, tán kết. Dùng bài Quất Hạch Hoàn gia vị: Quất hạch, Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phác, Xuyên luyện tử, Đào nhân, Nguyên hồ, Nhục quế, Côn bố, Hải tảo, Hải đới, Mộc thông, Lệ chi hạch.
(Đây là bài Quất Hạch hoàn thêm Lệ chi hạch. Trong bài Quất hạch, Lệ chi hạch, Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phác, Xuyên luyện tử sơ Can, hành khí; Đào nhân, Nguyên hồ hoạt huyết, hành huyết; Nhục quế ôn dương hoá thấp; Côn bố, Hải tảo, Hải đới nhuyễn kiên, tán kết; Mộc thông lợi thấp).
Nếu sau khi vỡ mủ mà mủ ra loãng là dấu hiệu Can Thận âm hư, thêm Lục Vị Địa Hoàng Hoàn để tư bổ Can Thận. Khí huyết đều suy, dùng thêm Thập Toàn Đại Bổ Thang. (Trung Y Cương Mục).
+ Thể Mạn Tính: tinh hoàn có cục cứng, không đau hoặc hơi đau và có cảm giác đau tức, bụng dưới đau tức, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi hơi thâm, rêu lưỡi mỏng hoặc nhầy, mạch Huyền Hoạt.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hóa ứ, tán kết. Dùng bài Câu Quất Thang Gia Giảm.
Gia giảm: Khối u khó tiêu thêm Tam lăng, Nga truật, Bào sơn giáp. Có tràn dịch màng tinh thêm Xích linh, Trạch tả.
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
. Khí Trệ Huyết Ngưng: Dịch hoàn sưng cứng, tinh hệ sưng, đau ê ẩm, đau lan đến bụng dưới, đa số không có chứng trạng toàn thân, lưỡi nhạt, bệu, mạch Hoạt.
Điều trị: Sơ Can, lý khí, hoá đờm, tán kết. Dùng bài Quất Hạch Hoàn gia giảm (Quất hạch, Xuyên luyện tử, Cương tằm, Xuyên sơn giáp, Quất hạch, Lệ chi hạch, Ngưu tất, Ô dược, Sài hồ đều 10g, Sơn tra hạch, Hạ khô thảo, Côn bố đều 15g, Xích thược 20g, Tiểu hồi, Thục phụ tử đều 6g. Sắc uống).
. Dương Hư Hàn Ngưng: Dịch hoàn sưng cứng, tinh hệ sưng, lúc đau lúc không, bìu dái lạnh. Có thể kèm đau lưng, liệt dương, di tinh, lưỡi nhạt hoặc có vết răng.
Điều trị: Ôn thận, tán hàn, lý khí, tán kết. Dùng bài Hữu Quy Hoàn hoặc Dương Hoà Thang gia giảm.
Thuốc Dùng Ngoài
+ Cấp Tính: lúc mới bắt đầu bị, dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán, hoà với nước đắp, đeo giây nâng bìu dái. Đã có mủ thì rạch tháo mủ, dùng gạc tẩm thuốc Cửu Nhất Đơn dẫn lưu. Lúc hết mủ dùng Sinh Cơ Tán hoặc Sinh Cơ Bạch Ngọc Cao.
+ Mạn tính: Dùng Thông Quy Thấp Thủng Thang sắc lấy nước rửa hoặc đắp Xung Hòa Cao.
Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng
                                                lương y gia truyền; NGƯYỄN VÂN TRƯỜNG
. Tránh không để chấn thương tinh hoàn và bìu dái.
. Tinh thần thanh thản, tránh bực bội gây tổn thương can.
. Tích cực trị bệnh đường tiểu.
. Lúc bị viêm tinh hoàn cấp phải được nghỉ ngơi đầy đủ, chú ý có khăn nâng bìu dái
 -hiên nay bệnh viêm tinh hoàn đã được lương y gia truyền nguyễn vân trường đã có bài thuốc gia truyên chữa khỏi  dứt điểm không tái phát không có tác dụng phụ .
nếu ai co nhu cầu chữa bệnh xin liên hệ tới số đt;0912692789 hoặc tại nhà riêng số 67ngõ 291 đương lạc Long Quân .quân Cấu Giấy Hà Nội  (cạnh Đình Bái Ân ) .

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

cây huyết dụ chữa cầm máu

Huyết dụ còn tên gọi là phật dụ, thiết thụ (trung dược), chổng đeng (Tày), co trướng lậu (Thái), quyền diên ái (Dao), có tên khoa học là cordyline terminalis kunth.

Có hai loại cây huyết dụ, loại lá đỏ cả hai mặt và loại lá đỏ một mặt còn mặt kia màu xanh. Cả hai loại đều được dùng làm thuốc, nhưng loại hai mặt đỏ tốt hơn.

Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu.

Liều dùng trung bình 20 - 30g lá tươi, 8 - 16g lá khô cho các dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Sau đây là những phương thuốc trị liệu có dùng huyết dụ:

Chữa chứng sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da): Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, tất cả phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu): Lá huyết dụ tươi 40 - 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô lượng chỉ bằng nửa lá tươi), sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.

Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa vết thương hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ (cả lá, hoa, rễ) 30g, huyết giác 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g. Thái nhỏ cho 300ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Hoặc lá huyết dụ tươi 20g, cành tử tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một ít đốt thành than, thái nhỏ, trộn đều sao vàng rồi sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa đi tiểu ra máu: Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cây rang 10g, lá lẩu 10g, lá cây muối 10g, lá tiết dê 10g. Tất cả rửa sạch để ráo nước, giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Chữa kiết lỵ: Lá huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g, giã nát cho vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.

BS. Hoàng Xuân Đại
(suckhoe-doisong)